II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN
3 - Binh-Khí Cán Dài
GIÁO-MÁC
« Giáo-Mác » () là một loại binh-khí chuyên dùng vừa để chém vừa để đâm, nhưng để chém nhiều hơn là đâm, cũng đã được xuất-hiện từ « Thời-đại Xuân-Thu - 春 秋 時 代 » (722-481 trước CL), nghĩa là sau lưỡi Qua và lưỡi Thương.
Chính vì thế, mà trong chữ Mác có chữ Qua .
Thời Chiến-Quốc, người ta gọi Giáo-Mác là Câu Liêm Thương ( 鉤 鐮 槍 ).
Môn-Sinh Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam cần biết phân-biệt Giáo-Mác Câu Liêm Thương của Đại-Việt và Giáo-Mác Câu Liêm Thương của Trung-Hoa.
- Giáo-Mác Câu Liêm Thương của Trung-Hoa được cấu-trúc từ Lưỡi Thương bản hẹp có gắng Móc Nhọn một bên Cạnh Bén cong về phía Thương-Khố.
Giáo-Mác « Câu-Thương » 鉤 槍 Trung-Hoa
(Tín-dụng Ảnh : Wing Lam Enterprises »
Ngày nay người Trung-Hoa gọi Giáo-Mác Câu Liêm Thương ( 鉤 鐮 槍 ) là Câu-Thương ( 鉤 槍 ).
- Giáo-Mác Câu Liêm Thương của Đại-Việt, thì được cấu-trúc từ Lưỡi Thương hình thoi, có gắng Móc bén nhọn nằm một bên Cạnh Bén của lưỡi Thương hướng lên về phía Mũi Thương theo kiểu Lưỡi Qua cổ xưa và có gắng một Cân Đối-Trọng nơi Cạnh Bén bên kia, thiết-kế dưới hình khóm mây điệu-hóa nơi Cạnh Bén bên kia của Lưỡi Thương.
Giáo-Mác « Câu-Liêm Thương » Đại-Việt.
(Tín-dụng Ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France »
Bài Thảo-pháp Võ-Trận Cổ-Truyền Đại-Việt
« Giáo-Mác »
Chuẫn-Võ-Sư Alban TRỊNH Quang Việt
thao-diễn Thảo-pháp « Câu-Liêm Thương »
với cây « Giáo-Mác » đặc-thù của Đại-Việt.
Bài Thảo-pháp của giòng Võ-Trận Cổ Truyền dạy về phương-thức sử-dụng Giáo-Mác có bài Thiệu gồm có 14 câu Tứ Cú (56 chữ) viết theo Hán-Nôm mật-mã hóa những Chiêu-Thức biến-hóa công-thủ liên-hoàn.
Đây là bài Thảo Giáo-Mác Câu-Liêm Thương ít ai tìm về để học tập trong tinh-thần bảo-tồn Di-Sản Võ-Học.
Môn-SInh Võ-Thuật Cổ-Truyền Việt-Nam cần phải biết phân-biệt giửa cây Giáo-Mác () của Đại-Việt và cây Câu Thương ( 鉤 槍 ) của Trung-Hoa.
(Còn tiếp...)
Ban Võ-Sư TRỊNH Quang Thắng |